Labels

Lựa chọn màu sắc cho nhà ở theo phong thủy

Theo phong thủy, màu sắc hình thành lên các trường năng lượng, tác động đến môi trường nhà ở và cá nhân con người, giúp cân bằng hài hòa nguồn năng lượng âm dương. Bởi vậy, nên dựa trên các quy luật của ngũ hành tương sinh - tương khắc khi sử dụng màu sắc cho ngôi nhà.

Trong công trình nhà ở, màu sắc thể hiện tính cách, sở thích và cảm xúc của người sử dụng. Màu sắc được xem như một "bộ mặt" của ngôi nhà, tác động trực tiếp đến thị giác của người đối diện. Vì vậy, việc lựa chọn màu sắc luôn được xem trọng bên cạnh những vấn đề quan trọng khác như công năng sử dụng.

Trong quan niệm Á Đông, sử dụng màu sắc cho ngôi nhà còn dựa trên các quy luật ngũ hành tương sinh - tương khắc. Trong phong thủy, màu sắc hình thành lên các năng lượng, tác động đến không gian sống và con người, giúp cân bằng hài hòa nguồn năng lượng âm dương. Từ đó, phát huy những điều thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi từ môi trường đến cuộc sống của người sử dụng.


Màu sắc ngôi nhà còn dựa trên các quy luật ngũ hành tương sinh - tương khắc.

Theo nguyên lý ngũ hành, màu sắc tương ứng với 5 yếu tố:

Hành kim có màu trắng, vàng, các sắc ánh kim; là biểu tượng của mùa thu và sức mạnh.

Hành thủy có màu xanh dương, đen; là biểu tượng cho mùa đông, chứa các yếu tố liên quan đến nước.

Hành mộc có màu xanh lục, là biểu tượng cho mùa xuân, bắt đầu một năm.

Hành hỏa có màu đỏ, hồng, cam, tím; là biểu tượng của mùa hè.

Hành thổ có màu nâu, cam đất, vàng đất; là biểu tượng của trái đất, sư ươm trồng, nuôi dưỡng và phát triển.

Có thể dựa trên nguyên tắc tương sinh - tương khắc với mệnh khi sử dụng màu sắc theo phong thủy, ví dụ như: người mệnh thủy sẽ chọn màu của hành thủy là xanh biển - đen; chọn theo màu của hành tương sinh với bản mệnh, ví dụ: người mệnh thổ sẽ chọn màu của hành kim là màu trắng - vàng - các sắc ánh kim (vì thổ sinh kim). Lưu ý, không nên hoặc hạn chế sử dụng những màu sắc thuộc hành tương khắc với bản mệnh (mạng mộc sẽ tránh dùng các màu của hành thổ, vì mộc khắc thổ).

Trong mối quan hệ sinh: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc; quan hệ khắc: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc.


Khi vận dụng màu sắc theo phong thủy vào nhà ở sẽ dựa trên nguyên tắc tương sinh - tương khắc với bản mệnh.

Khi áp dụng màu sắc theo phong thủy, cần lưu ý sử dụng vật liệu tương ứng với các mệnh trong ngũ hành, theo nguyên tắc tương sinh – tương khắc. Đối với mỗi ngôi nhà, cũng cần dựa vào các đặc điểm cụ thể và riêng biệt để sử dụng màu sắc và phong cách thiết kế phù hợp.

5 quy tắc "vàng" khi chọn chung cư theo phong thủy

Phong thuỷ áp dụng trong nhà chung cư có những nguyên tắc riêng biệt khác so với nhà mặt đất. Sau đây là 5 quy tắc vàng khi lựa chọn căn hộ chung cư theo phong thủy đáng lưu ý.

1. Hướng nhà - hướng cửa của toà nhà chung cư (tổng thể)
Các toà nhà có hướng đẹp thường có khoảng Minh Đường (Minh Đường được tính là những khu vực trống ở trước mặt) rộng rãi, sáng sủa. Nếu phía trước có một hồ nước thì khí dung nạp rất tốt. Nếu gần công viên, vườn cây cũng rất tốt, vì sẽ giúp cải thiện trường khí, giảm tà khí.

Toà nhà nên tuân theo nguyên tắc Tàng Phong Tụ Khí, nên tránh có các con đường chiếu trực xung thẳng vào, tránh gần nơi có nhiều giao lộ, nơi phương tiện di chuyển nhiều, tránh gần chợ, nơi tập trung rác thải chứa nhiều uế khí.

2. Toạ vị của căn hộ trong tổng thể toà nhà
Nhà chung cư đẹp nhất nên ở từ tầng 6 đến tầng 15. Đây là khoảng cao hợp lý, không quá thấp để bị ảnh hưởng bởi khói bụi tiếng ồn, cũng không quá cao vì không khí loãng không có lợi cho sức khoẻ. Lưu ý rằng mỗi con số tượng trưng cho hành khác nhau trong Ngũ Hành, vì vậy cần xem bản mệnh của gia chủ để tránh lựa chọn phải căn hộ có số tầng tương khắc với bản mệnh.

3. Hướng cửa của căn hộ
Hướng cửa được xác định bằng cách nối từ tâm nhà đến vị trí của cửa chính trên đồ hình.
Về Lý Khí, cần đảm bảo hướng cửa ở vào cung tốt trong Bát Trạch, gặp các sao tốt khi phi tinh cửu vận (hoặc ít nhất tránh được Ngũ Hoàng, Nhị Hắc).
Về Hình Thế, cần tránh chọn căn hộ có hành lang dài trực chỉ thẳng vào, tránh đối diện cửa căn hộ khác, cửa thang máy, tránh gần các khu vực giao thông đông đúc ở hành lang, tránh gần cửa rác... Nguyên tắc chung là vậy, nhưng còn phải dựa trên từng mặt bằng để phân tích Trường Khí Đạo (đường di chuyển của trường khí) từ vị trí thang máy - thang bộ đến từng căn hộ.

4. Cửa ban công, cửa sổ
Tránh cửa chính thẳng hướng với cửa ban công
Tránh cửa sổ, cửa ban công các phòng ở các hướng phía Tây
Tránh cửa sổ, cửa ban công mở quá gần một toà nhà kế bên, nhất là lại có cửa trực xung phía toà nhà đối diện.
Tránh các cột điện, cột ăng ten phát sóng... phía ngoài cửa sổ, cửa ban công.

5. Cơ cấu phòng trong căn hộ
Tránh các căn hộ có phòng vệ sinh quá gần cửa chính.
Tránh phòng bếp, gian thờ đặt ở chính giữa căn hộ
Tránh để bếp hay gian thờ sát với các khu vệ sinh
Sảnh mở vào từ cửa chính không nên quá nhỏ, bí bức.
Diện tích từng phòng, lối đi lưu thông nên bố trí hợp lý, tránh tình trạng phòng thì quá bé, phòng thì quá rộng.
Tránh các khu vệ sinh có cửa mở thẳng ra cửa chính, mở vào bếp, mở ra phòng khách, hay mở đối diện cửa phòng ngủ.
Vị trí phòng bếp tránh bị quay lưng (khi đứng nấu bếp) ra cửa chính

Cách bố trí nhà vườn và sân vườn theo phong thủy

Hiện nay nhiều gia đình khá giả ngoài việc sở hữu những căn nhà lớn còn nghĩ đến mua các khu nhà vườn để nghỉ ngơi cuối tuần.

Đây là những ngôi nhà thường cách thành phố lớn khoảng 40 đến - 60 km với cây xanh, hồ bơi và không khí trong lành, mát mẻ, thoáng đãng.
Một thế giới thiên nhiên thu nhỏ trong nhà vườn.

Những đặc điểm và tác dụng của nhà vườn

"Mặt tiền" vườn cần phải quang đãng, thoáng, có thể thiết kế hòn non bộ, hồ nước hay dòng nước chảy nhẹ để tạo sinh khí cho gia viên. Phía sau vườn cần đặt vật kiên cố, có nét vững mạnh như đá tảng, cây cao to, cụm tre...

Nhà vườn thường có diện tích đất rộng hơn rất nhiều so với nhà phố bởi có diện tích từ vài trăm m2 cho đến vài nghìn thậm chí vài chục nghìn m2. Bởi vậy mỗi khu nhà vườn cũng có những đặc tính rất khác nhau về địa lý như hướng đất, hình dáng, kích thước, thế đất… Tuy nhiên vì nhà vườn là nơi nghỉ ngơi và thư giãn nên trong nhà vườn thường được thiết kế một thế giới thiên nhiên thu nhỏ: bể nước nhỏ, hòn non bộ, núi giả, dòng nước chảy hoặc vòi phun nước… để làm tăng thêm nét đẹp thiên nhiên cho khu nhà.

Nhà vườn phản ánh lý tưởng vốn sống dài lâu của con người, điểm này trong ý thức của người phương Đông là: “Thanh xuân vĩnh trú” chứ không phải là khái niệm “Vĩnh sinh” trong ý thức của người phương Tây. Mỗi góc, mỗi nơi trong hoa viên nhà vườn đều thể hiện một mục đích này. Đá và hồ nước tượng trưng cho sự vĩnh hằng, những loại cây cao và các lùm cây to bốn mùa đều xanh tươi luôn được trồng trong hoa viên hơn là những loại cây chỉ có tuổi thọ một đến hai năm.

Ứng dụng nguyên tắc phong thủy vào nhà vườn để kiến tạo một môi trường hài hòa giữa con người với thiên nhiên. Con người chúng ta có thể quyết định những cây trồng và đặc trưng của những loại cây được trồng trong môi trường sinh sống của chúng ta để thích nghi với tự nhiên. Khi biết phối hợp hài hòa giữa các kiến trúc, cây cối, màu sắc với môi trường xung quanh sẽ tạo được môi trường cân bằng và có lợi cho cuộc sống và sức khỏe của chúng ta.

Vườn là một điểm xanh và có mối quan hệ mật thiết với con người, do đó cần phải nhìn từ góc độ sinh học và phong thủy học để nhận biết mối quan hệ giữa con người và cây cối, bố trí một cách hợp lý, vận dụng một cách khoa học vào các mối quan hệ này.

Trong sân vườn có thể trồng các loại cây cối, hoa cỏ, cũng có thể tạo các vũng, các bể nước nhỏ trong xanh.

Các nhà phong thủy học cũng cho rằng, thực vật bản thân nó có linh tính, chúng có những ảnh hưởng nhất định đối với sự nghiệp và sức khỏe của con người. Những loại cây may mắn có thể tạo nên những tác dụng bảo vệ nhà ở, bảo vệ sinh mệnh cho chủ nhân và cũng có thể là thần bảo bảo hộ của cả khu nhà ở.

Nhà vườn thông thường đều có vườn, sân vườn đó là một bộ phận quan trọng trong ngôi nhà bởi nó không chỉ làm đẹp cho khu nhà ở mà còn là nơi điều hoà khí hậu cho nhà vườn. Trong sân vườn có thể trồng các loại cây cối, hoa cỏ, cũng có thể tạo các bể nước nhỏ, trong xanh. Như vậy không những có thể giảm thiểu được ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn xung quanh môi trường mà còn có thể làm tăng thêm tình yêu cuộc sống, làm tăng thêm sắc màu và hương vị cho cuộc sống.

Việc bố trí không gian hợp lý trong khu vườn đóng vai trò then chốt quyết định đến kiến trúc và sinh hoạt của khu vườn. Mỗi khu vườn có một hình dáng khác nhau, thế đất khác nhau, tài nguyên trên đất khác nhau (cây xanh, nguồn nước, …). Vì thế để lựa chọn vị trí đặt nhà và bố cục cho khu vườn hợp lý cần có những hiểu biết nhất định về phong thủy và kiến trúc cảnh quan để bố trí cho hài hòa.

Bố trí sân vườn trong nhà vườn

Nếu nhà bạn sở hữu một khoảng sân vườn tương đối rộng rãi thì có thể xây một bồn hoa nhỏ trong đó có thể trồng các loại hoa cỏ khác nhau. Bên ngoài bồn hoa có thể trồng các loại hoa như hoa nhân tiêu, hoa mào gà, xuyên hồng, kim ngân, cúc bát nguyệt và tường vi, thạch cúc, kim ngư thảo để hình thành tầng lớp “trước thấp sau cao” , hoặc “trong cao ngoài thấp” có tính lập thể cao.

Có thể thiết kế những bồn hoa hẹp, trải dài chạy dưới chân tường bao vườn. Bạn có thể trồng các loại cây họ mây có nhiều cành nhiều lá như bà sơn hổ (cây dây leo bám vào tường và đá), tử mây, hoa khiên ngưu…

Nếu có điều kiện trong sân vườn thiết kế những hòn non bộ nhỏ hoặc những vũng nước nhỏ, xung quanh thiết kế các bồn hoa độc lập trồng các loại hoa như hoa đỗ quyên, hoa tầm xuân, hoa mẫu đơn, hoa đón xuân hoặc hoa hồng để hình thành một bức tranh lập thể có sơn có thủy, trăm hoa đua nở và ngát hương thơm.

Bố trí sân vườn hợp lý sẽ đem đến vẻ sinh động và một không gian thiên nhiên vô cùng kỳ thú cho ngôi nhà của bạn.

Đối với những sân vườn có diện tích nhỏ nếu muốn thường xuyên được thưởng lãm vẻ đẹp của hoa cỏ 4 mùa trong toàn khu vườn thì có thể trồng các khóm cây mai vàng, hoa hải đường bên ngoài cửa sổ hoặc dưới chân tường thì khi mùa xuân về sẽ được thưởng ngoạn những đóa hoa nhỏ chớm nở như những khóm mây.

Mùa xuân có thể trồng các loại thực vật như: bà sơn hổ, thường xuân đằng, mướp hoặc đậu mai dưới các chân tường hoặc chân các công trình kiến trúc. Đến mùa hè những cây này sẽ giúp nhà bạn tránh nắng và giảm được nhiệt độ trong phòng trong khi vẫn tạo nên một cảnh sắc thiên nhiên độc đáo cho toàn thể sân vườn.

Ngoài ra bạn cũng có thể trồng các bồn hoa hồng, hoa dạ đinh hương, hoa hàm tiếu, mễ lan, kim cúc. Những loại hoa này sẽ tạo sự sum suê, tươi tốt, trăm hoa đua sắc suốt 4 mùa và mang hương thơm lan tỏa khắp khu vườn sẽ đem đến cho bạn một cảm giác thư thái tuyệt vời sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi và căng thẳng.

Vật trang trí

Đặt những biểu tượng mang tính thọ cao như sếu, hươu hay rùa trong vườn để đem đến sự trường thọ và sức khỏe cho gia đình. Đặt những vật trang trí hay những bức tượng mang điềm tốt quanh vườn để tạo vận may.

Đối với những hành lang lộ thiên và sân thượng: Trang trí thêm giàn dây leo và treo những giỏ hoa để đem lại nguyên khí. Chúng phải cân xứng với khu vườn. Nếu hành lang nằm phía sau nhà, hãy thiết kế một hòn non bộ nhỏ mô phỏng ngọn núi được thần rùa che chở.

Đặt những bình gốm lớn với các biểu tượng của sự may mắn để thu hút khí. Đối với khu vườn trang trí bằng đá: Hãy loại các tảng đá nhọn và chỉ chọn những hòn đá tròn, không gây nguy hiểm. Không nên đặt những tảng đá thật to quá gần ngôi nhà. Điều này sẽ không đem lại may mắn cho các thành viên trong gia đình.

Có nên ‘kiêng’ ở tầng 13 chung cư?


Về bản chất, tầng 13 vẫn là tầng 13 dù nó được đánh số 12A hay 12B nên người mua chỉ “kiêng” con số chứ không “kiêng” được về mặt phong thủy. Có khi, tầng 13 lại có vị trí tốt, đẹp và giá bán rẻ…
Vì sao hầu như các tòa nhà cao tầng hiện nay đều “né” số tầng 13? Nếu người mua chung cư chọn tầng này thì có lợi hay bất lợi gì? Bài viết sau sẽ giải đáp những câu hỏi này.


Tầng 13 chung cư không hiện hữu, thay vào đó là tầng 12B, 12A.

Theo khảo sát của PV, hiện nay các tầng 13 ở nhiều tòa nhà chung cư đã được chủ đầu tư đánh số tầng là 12B, còn tầng 12 sẽ là 12A, hoặc có tòa vẫn để tầng 12 và đánh tầng 13 là tầng 12A. Đối với những dự án đã và đang mở bán ở nhiều khu vực như Linh Đàm (Hoàng Mai), Hà Đông, Cầu Giấy… thì các căn hộ ở tầng 13 thường có giá rẻ hơn các tầng khác khoảng 500.000 đồng/m2. Vì sao lại tồn tại những điều này?

Trước hết ở góc độ là chủ đầu tư, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Dầu khí Toàn Cầu (GP-Invest), một chủ đầu tư của nhiều dự án chung cư tại Hà Nội cho hay: Tâm lý người Việt Nam vẫn thường có duy tâm nhất định về các con số, nhất là số nhà, số xe ô tô… đều phải là số tốt để đem lại may mắn hơn trong cuộc sống.

“Vì thế, khi bỏ tiền ra mua nhà để ở, là nơi sẽ gắn bó với người ta cả đời nên việc chọn tầng rất quan trọng, dù chiều cao thực tế có là tầng 13 nhưng chủ đầu tư vẫn phải đánh số khác đi như tầng 12A, 12B… để người mua yên tâm hơn”, ông Hiệp tiết lộ lý do không đánh số tầng 13.

Song, theo tiết lộ của vị lãnh đạo này, dù có đánh số khác đi nhưng khi khách hàng lựa chọn mua căn hộ thường không chọn các tầng 13 ngay nếu còn nhiều sự lựa chọn, mà đến khi tại dự án đó bán gần hết, nhu cầu buộc phải mua nhà tại dự án này, vị trí này để ở thì họ mới chọn.

“Hiện người mua nhà thường có xu hướng chọn tầng theo lứa tuổi, đối với những người nhiều tuổi thường chọn những tầng thấp từ tầng 5 đến tầng 8. Còn giới trẻ hiện thường chọn những tầng cao hơn để được tận hưởng những bầu không khí trong lành nhất, ít tiếng ồn. Vì thế, các căn hộ thuộc các tầng 8 đến tầng 16 thường bán đắt hàng và nhanh nhất”, ông Hiệp cho biết thêm.

Vần đề phong thủy, kiêng kỵ khi mua nhà cũng là điều cần chú ý, nhưng theo ông Hiệp, điều mà người mua nhà tốt nhất nên quan tâm hiện này đó là vị trí dự án có thuận tiện đi lại, phù hợp với cả gia đình hay không? Cùng với đó, là chất lượng dự án, các tiện ích phục vụ cuộc sống. Bên cạnh đó, uy tín của chủ dự án và giá cả căn hộ cũng là những vấn đề người mua nhà nên quan tâm hơn. Thường khi mua chung cư, điều quan trọng về phong thủy là người mua quan tâm đến hướng của cả tòa nhà và hướng căn hộ chọn mua hợp theo mệnh của mình là tốt nhất.

Vấn đề phong thủy cũng là một trong những yếu tố có thể tác động đến việc đưa ra quyết định mua căn hộ nào đó hay không. Xét theo khía cạnh khoa học, phong thủy được hiểu là sản phẩm bất động sản có vị trí tốt hoặc được thiết kế thông thoáng, phù hợp với thời tiết, khí hậu và có lợi cho sức khỏe.

KTS Đinh Bá Quyền, Giám đốc Công ty Cổ phần Kiến trúc và xây dựng Aicovina thẳng thắn: Số tầng chung cư theo phong thủy không phải là điều ảnh hưởng nhất khi lựa chọn căn hộ. Bản chất tầng 13 ở chung cư vẫn là tầng 13, chỉ là chủ đầu tư đánh số khác đi để kiêng theo quan niệm phương Tây. Nếu mua căn hộ các tầng này để ở thì không ảnh hưởng gì cả.

“Số tầng chung cư giống như một loại gia vị thêm nếm cho món ăn, nếu có thêm loại gia vị này thì món ăn sẽ thêm phần đậm đà, hấp dẫn hơn, nhưng nếu không có nó thì món ăn vẫn ăn được”, ông Quyền ví von.

Cũng theo vị chuyên gia này, điều đáng quan tâm nhất là hướng nhà (hướng cửa chính hoặc ban công) có hợp với tuổi của người mua hay không, phòng ngủ bố trí có hợp với nhu cầu hay không? Hay hướng bàn thờ nên đặt theo hướng như thế nào?…

“Nếu chọn được tầng hợp với tuổi là tốt nhất, còn nếu không nên chọn từ tầng 8 đến tầng 20 vì là những tầng thuận lợi đi lại, khoảng gió tốt. Những tầng cao hơn thì khoảng gió hơi to, đôi khi bị ảnh hưởng, còn tầng thấp quá thì gió kém”, ông Quyền đưa ra lời khuyên.

Chung cư tầng mấy "xua không hết khách"?

Nhiều gia đình mua căn hộ chung cư có lợi thế hạ tầng sẵn có, giá cả thấp hơn mua đất. Song, chọn căn hộ ở tầng bao nhiêu là đắt hàng, được lựa chọn nhiều nhất? 
Chia sẻ từ thực tế, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Dầu khí Toàn Cầu (GP-Invest), một chủ đầu tư của nhiều dự án chung cư tại Hà Nội tiết lộ: Các căn hộ thuộc các tầng 8 đến tầng 16 thường bán đắt hàng và nhanh nhất ở một dự án chung cư cao tầng. 
Tuy nhiên, theo vị này hiện người mua nhà thường có xu hướng chọn tầng theo lứa tuổi, đối với những người nhiều tuổi thường chọn những tầng thấp từ tầng 5 đến tầng 8. Còn giới trẻ hiện thường chọn những tầng cao hơn để được tận hưởng những bầu không khí trong lành nhất, ít tiếng ồn. 

Mỗi người có sở thích chọn tầng chung cư khác nhau, từ tầng 8 đến tầng 20 được lựa chọn nhiều nhất. 

Còn theo anh Nguyễn Quang Hưng, Phó Giám đốc Marketing Công ty CP Đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh khi trực tiếp bán các căn hộ tại nhiều dự án tới khách hàng lại cho biết: Đối với số ít khách hàng thích tầng thấp thì thường chọn các căn hộ tại tầng 3, tầng 5. 

Trong khi đó, xu hướng chọn tầng cao chiếm đa số thì khách thường chọn từ tầng 8 trở lên để được hưởng không khí trong lành hơn. Đặc biệt, những tầng 10, 11 và 12 được nhiều khách hàng lựa chọn và thường đắt hàng nhất. 

Ớ góc độ phong thủy, KTS Đinh Bá Quyền, Giám đốc Công ty Cổ phần Kiến trúc và xây dựng Aicovina bật mí: Nếu chọn được tầng hợp với tuổi là tốt nhất, còn nếu không nên chọn từ tầng 8 đến tầng 20 vì là những tầng thuận lợi đi lại, có khoảng gió tốt. Những tầng cao hơn thì khoảng gió hơi to, đôi khi bị ảnh hưởng, còn tầng thấp quá thì gió kém. 

Bên cạnh việc chọn tầng, thì vị trí dự án cũng là điều quan trọng, phong thủy tốt là những dự án có địa thế gần sông, hồ. 

Do đặc điểm nhà chung cư thuộc loại nhà đa sở hữu, việc xem hướng nhà được giới hạn trong phạm vi từng căn hộ riêng lẻ. Khi đó, hướng nhà được xác định là hướng cửa ra vào của căn hộ, chứ không phải là hướng cổng của cả tòa nhà. 

Hướng cửa chính căn hộ nếu chọn được hướng hợp với tuổi của gia chủ là tốt nhất. Nhưng theo kinh nghiệm mua nhà chung cư của nhiều người tại nhiều dự án thì các căn hộ có hướng ban công là Đông Nam thường được bán hết trước tiên do có nhiều người lựa chọn, mặc dù có giá cao hơn. 

Sở dĩ căn hộ hướng này được nhiều người chọn có lẽ do quan niệm từ xưa “lấy vợ thì lấy đàn bà, làm nhà thì chọn hướng Đông Nam”. Hướng này sẽ giúp các căn hộ được hưởng nắng ấm vào buổi sáng, tránh nắng gắt của buổi chiều và được đón gió mát trong mùa hè trong khi vẫn tránh được cái rét của mùa đông. 

Bên cạnh đó, khi đã chọn được nhà để ở thì cũng cần chú ý đến chọn dự án nào đã có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ đầy đủ như: là trường học, siêu thị, bệnh viện, công viên… để có cuộc sống thuận tiện nhất, đáp ứng nhu cầu hàng ngày.

Nguyên tắc vàng để chọn chung cư đúng phong thủy

Đặc trưng của chung cư là vừa tách bạch phần riêng lại vừa phụ thuộc phần chung, ảnh hưởng giữa các căn hộ của toàn khối nhà với nhau.

Do vậy, các yếu tố phong thủy vẫn tuân theo những nguyên tắc cơ bản của nhà truyền thống nhưng có các khác biệt cần điều chỉnh linh hoạt.

Dưới đây là những nguyên tắc vàng để chọn một căn hộ chung cư hợp phong thủy

Năng lượng và hướng của tòa nhà

Nên xem chung cư như một ngôi nhà lớn có nhiều phòng, nhiều tầng. Ngôi nhà ấy cần có được các thuận lợi về phong thủy như hướng tốt, đón gió mát, tránh nắng gắt, có khoảng lùi tương xứng với đường giao thông để giảm xung sát bên ngoài xâm nhập vào không gian căn hộ.

Tòa chung cư cần có khoảng Minh đường khoáng đạt phía trước, tốt nhất nên là một khu vực cây xanh, công viên nhỏ làm chỗ vui chơi, nghỉ ngơi cho cư dân, đồng thời là khoảng lùi, tạo tầm nhìn tốt cho người bên ngoài khi tiếp cận. Một chung cư có phong thủy tốt cũng nên có khoảng cách hài hòa giữa các khối nhà, cần tránh khe hẹp tạo gió hút do nhà cao tầng làm quá gần nhau.


Hướng của tòa nhà chung cư cũng là một yếu tố phong thủy quan trọng khi mua căn hộ. Hướng của một tòa chung cư là hướng thẳng góc với mặt cửa ra vào chính của chung cư chứ không phải hướng cửa các căn hộ. Ở nước ta, một chung cư đẹp thường có mặt dài quay về hướng Nam hoặc Đông Nam sẽ đón được gió mát và ánh sáng ổn định. Các cạnh ngắn quay về hướng xấu sẽ giúp cho các căn hộ bên trong giảm thiểu được ảnh hưởng của nắng gió tây và gió nóng.

Vị trí và hình dạng căn hộ

Khi chọn mua một căn hộ chung cư, bạn nên chọn một căn hộ ở tầng cao một chút. Lý do rất rõ ràng nhất đó là càng lên cao thì căn hộ của bạn càng chịu ít áp lực, nguồn năng lượng phong thủy cũng nhẹ nhàng hơn. Những căn hộ ở tầng cao luôn đón được nhiều ánh sáng hơn cũng như có tầm nhìn đẹp hơn, sự lưu thông khí bên trong nhà cũng tốt hơn.

Ngoài ra, bạn nên tránh những căn hộ đối diện trực tiếp với cửa thang máy hoặc cầu thang. Hãy chọn một căn hộ nằm bên ngoài khu vực công cộng, nhiều người đi lại để đảm bảo sự yên tĩnh, riêng tư trong cuộc sống.


Về hình dạng tổng thể của căn nhà, bạn nên chọn những căn hộ có hình dạng vuông vức, tránh những căn méo mó hoặc bị khuyết những góc quá lớn, vừa không tốt về phong thủy, vừa khó khăn trong việc sắp đặt nội thất bên trong. Trong trường hợp bất khả kháng, chúng ta có thể khắc phục bằng cách treo một chiếc gương lớn tại những góc khuyết để bù lại và tạo cảm giác tròn đầy cho căn hộ.

Xem xét cách bố trí bên trong căn hộ

Khi chọn mua căn hộ, cần để ý nhằm tránh các bất lợi do hệ thống cửa gây ra, ví dụ hai căn hộ có cửa nhìn thẳng vào nhau tạo luồng gió hút, tầm nhìn xuyên thấu và tiếng ồn lan truyền qua lại giữa hai nhà. Một dạng trực xung khác là cửa căn hộ mở thẳng ra cầu thang hoặc cuối hành lang đâm thẳng vào nhà.

Tất cả các căn hộ chung cư đều có ban công. Đây là khoảng tiếp xúc với thiên nhiên, nắng, gió bên ngoài. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý thêm một số điểm như tránh chọn những căn hộ mà cửa chính đối diện thẳng với cửa ban công vì nó sẽ làm cho năng lượng không đọng lại được trong nhà.
Về cấu trúc bên trong, cần lưu ý đặc biệt đến WC và bếp vì đó thường là những không gian đã được bố trí sẵn rất khó thay đổi trong căn hộ chung cư. Phong thủy quan niệm, trong một căn nhà, khu vực trung tâm (trung cung) luôn phải sáng sủa, sạch sẽ. Vì vậy, những căn có WC nằm ở giữa nhà là tối kỵ, rất bất lợi về sức khỏe. Ngoài ra, những căn chung cư mở cửa nhìn ngay thấy bếp cũng bị hao tổn về tiền tài.

Trên thực tế, việc tạo dựng một không gian căn hộ chung cư hợp phong thủy không phải việc quá khó. Tuy nhiên, để có một căn hộ chung cư tốt về phong thủy, gia chủ nên quan tâm ngay từ khâu chọn mua để tránh phải sửa chữa tốn kém, lại đảm bảo sự hài hòa giữa công năng, thẩm mỹ kiến trúc và phong thủy.

Phong thủy để tiền 'chảy' vào túi không ngừng

Nếu bạn còn hoài nghi việc di chuyển đồ đạc trong nhà hoặc văn phòng có thể giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn, hãy nghĩ lại! 
Mọi thứ bạn nhìn thấy, sờ thấy và sống cùng hàng ngày có sự rung động năng lượng học, tác động qua lại với sự rung động năng lượng của con người, ảnh hưởng đến nó một cách mạnh mẽ.
Sau cùng, tiền chính là năng lượng. Theo phong thủy, nó phải được lưu thông luôn luôn. Khi năng lượng trong nhà hoặc nơi làm việc lưu thông càng tốt, tiền sẽ "chảy" vào cuộc sống của bạn, thúc đẩy tài chính phát triển càng dễ dàng hơn.
Phong thủy để tiền 'chảy' vào túi không ngừng - 1
Dưới đây là 3 bí quyết phong thủy quan trọng đối với dòng chảy tài chính của bạn:
1. Sửa chữa mọi sự rò rỉ
Trong phong thủy, nước tượng trưng cho 2 thứ: Một là tiền, và hai là cảm xúc. Vì sao? Một lần nữa, tất cả đều liên quan đến dòng chảy. Nếu bạn có một vòi nước chảy nhỏ giọt hoặc bị rò rỉ không ngừng ở tầng trên, bạn cần làm mọi cách để sửa chữa chúng ngay lập tức. Nếu không, bạn sẽ phải chịu đựng cảnh tiền bạc thất thoát triền miên.
2. Đậy nắp toilet
Toilet giữ một năng lượng xấu, tiêu cực có chiều hướng đi xuống. Khi đậy nắp toilet, bạn đang bảo vệ nguồn năng lượng của ngôi nhà khỏi bị hút xuống và đi ra ngoài. Điều này đặc biệt quan trọng. Lắng nghe ngôn ngữ của cuộc sống và đừng để tài chính tuột khỏi tay trong bất lực. Buộc một sợi dây màu đỏ lên ống nước phía sau toilet cũng là một ý tưởng tốt để bảo vệ nguồn tài chính của bạn chắc chắn hơn.
3. Chăm sóc lối vào cẩn thận
Lối vào có vai trò cực kỳ quan trọng đối với phong thủy của ngôi nhà và chủ nhân của nó. Khi nó được chăm sóc tốt nhất, bạn sẽ thấy những cơ hội mới liên tiếp gõ cửa. Hãy chắc chắn rằng chuông cửa luôn hoạt động để bạn có thể nghe thấy cơ hội khi nó xuất hiện xung quanh. Ngoài ra, số nhà cũng cần hiện rõ ràng, như vậy, năng lượng tốt có thể tìm thấy bạn.

Phong thủy khi xây nhà và những điều kiêng kỵ cần biết

Phong thủy coi trọng địa khí lên hàng đầu, vì địa khí sẽ quyết định được mảnh đất đó có tốt cho việc phát triển công danh tài lộc, sức khỏe hay không.

1. Phong thủy cho ngôi nhà đẹp
Phong thủy coi trọng địa khí lên hàng đầu, vì địa khí sẽ quyết định được mảnh đất đó có tốt cho việc phát triển công danh tài lộc, sức khỏe hay không. Nếu mảnh đất đó mà có "xạ khí" tức là tử khí thì cần phải hóa giải khí đất trước khi xây dựng. Nếu gia chủ không kiểm tra địa khí và thiết kế phong thủy trước khi xây dựng thì khi làm nhà trên đó sẽ rất nguy hiểm và khó hóa giải.
Thiết kế phong thủy trước khi xây dựng là để việc phân phòng, phân cổng, cửa, hướng nhà, hướng bếp, hướng ban thờ, phòng ngủ, đường nước vào và ra đúng với nguyên lý và kỹ thuật phong thủy, nhằm đảm bảo ngôi nhà xây xong thì mọi người sống trên đó được khỏe mạnh, tinh thần luôn ở trạng thái tốt.
phong thủy, xây nhà, xây nhà theo phong thủy, thiết kế phong thủy, xây dựng
Ngôi nhà hợp phong thủy sẽ giúp gia chủ làm ăn phát đạt.
Thiết kế phong thủy trước cũng là việc lựa chọn được các số đo đẹp cho cửa cổng, cửa chính, cửa phụ, cửa sổ, ban thờ sao cho lấy được các số đẹp mang lại may mắn. Ngoài ra, bạn sẽ không phải phá gian nhà này để làm phòng bếp hay thay đổi thiết kế lại ngôi nhà trong quá trình sử dụng. Việc chuẩn bị trước còn tạo cho bạn tư tưởng yên tâm và thỏa mãi để công việc cũng như cuộc sống được tươi mới hơn.
Ngôi nhà đẹp trước tiên phải được tọa lạc trên miếng đất bằng phẳng nằm ở địa thế cao, tránh xậy nhà trên miếng đất nghiêng như thế sẽ khiến những người sống trong căn hộ đó cảm giác lo lắng. Nhà ở nơi đất thấp ngoài việc bị lụt lội mùa mưa, còn bị ẩm mốc mùa hè.
Xét từ góc độ khoa học, ngôi nhà được xây trên thế đất bằng phẳng sẽ có khả năng chịu lực tốt và công trình sẽ có tuổi thọ lâu hơn. Nhưng nếu phải xây nhà trên mảnh đất dốc thì lựa chọn cần chú ý quan sát môi trường xung quanh.
Ngôi nhà đẹp hợp phong thủy không chỉ hài hoà từ hướng nhà, hướng cửa mà còn tử tổng thể phối cảnh xung quanh ngôi nhà.
Khi xây nhà nên có một chút đất trống ở hướng Nam, điều này sẽ rất tốt đối với gia chủ. Dù cho mảnh đất đó để không hoặc sử dụng làm vườn hoa đều đem lại những điều tốt cho mọi nhà. Nếu mặt phía Nam của ngôi nhà đối diện với một vườn hoa thì càng tốt. Nó sẽ tạo ra một không gian thư thái, thoáng mát để nghỉ ngơi cho nhà bạn và đặc biệt cát lợi về mặt phong thủy .
Mái che mưa (thường ở sân trước nhà) nên làm thành hình vòng cung, tránh làm thành mũi nhọn nếu không sẽ làm bất lợi cho chủ nhà, đặc biệt về sức khỏe.
Khi làm nhà, bạn nên cân đối tỉ lệ giữa diện tích nhà và cửa chính, cổng chính. Không nên thiết kế cống chính và cửa chính quá lớn so với diện tích căn nhà. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà mà còn khiến nhà bị hao tài, tán của...
phong thủy, xây nhà, xây nhà theo phong thủy, thiết kế phong thủy, xây dựng
Khi làm nhà, nếu thiết kế không hợp phong thủy sẽ làm gia chủ hao tiền, tốn của.
2. Một số trường phái trong thiết kế phong thủy trước khi xây nhà
Phong thủy địa khí: đo khí đất, đo năng lượng của đất, từ đó sẽ biết mảnh đất đó là mảnh đất phát về kinh doanh, về quan trường, hay là mảnh đất bình thường, đất gây bệnh... Từ đó, bạn có phương pháp hóa giải nếu không may gặp đất xấu.
Phong thủy bát trạch: dựa trên cung mệnh của mệnh chủ và hướng đất để tính toán xem hướng nhà có hợp không, không hợp thì hóa giải như thế nào, tính toán các hướng: giường ngủ, hướng bếp, hướng bàn thờ, hướng bàn học, bàn làm việc, hướng cửa, hướng cổng sao cho được các khí tốt.
Phong thủy loan đầu: khảo sát, phân tích các con đường, ngôi nhà, dòng sông, ao hồ, ngọn núi, cao ốc chung quanh mảnh đất để xem tác hại hay tác dụng tốt đến ngôi nhà, từ đó đưa ra phương pháp hóa giải.
Huyền không phi tinh: dựa vào năm xây dựng và nhập trạch, dựa vào số độ la bàn của sơn - hướng ngôi nhà để xác định các thế trận sao (khí của các vì sao trong chòm sao bắc đẩu) ảnh hưởng như thế nào, từ đó các phương án mở cửa chính, cửa phụ, làm non bộ, làm tiểu cảnh nước, làm cửa cổng.
An thần sát: đây là trường phái tính toán phải đạt đến độ tuyệt đối và khi đó sắp xếp phân phòng, mở cửa cổng, cửa chính để đạt được sự ứng nghiệm. Đây có thể coi là nghệ thuật và cũng là đỉnh cao trong phong thủy.
phong thủy, xây nhà, xây nhà theo phong thủy, thiết kế phong thủy, xây dựng
Không nên tách rời các trường phái khi thiết kế phong thủy giúp bạn có ngôi nhà hợp phong thủy.
Các trường phái trên không thể tách rời trong thiết kế phong thủy cũng như xem phong thủy cho cơ quan, doanh nghiệp, ngôi nhà. Chúng phải được kết hợp một cách hài hòa và có chung các yếu tố tốt.
3. Những vị trí xây nhà theo phong thủy nên tránh
Không nên xây nhà ở giữa hoặc gần đường cái
Theo thuyết phong thủy, không nên xây nhà ở cuối đường vì ở địa phận này, khả năng xảy ra trộm cắp là khá lớn. Xây nhà ở cuối ngõ cũng không nên vì địa điểm này không thuận tiện, khi xảy ra sự cố không có lối thoát, rất phiền phức và nguy hiểm.
Theo cổ nhân, xây nhà ở ngã tư đường sẽ gặp họa sát thương. Hiện nay, nhiều người vẫn tin vào quan niệm này vì nhà ở vị trí này không an toàn, dễ gặp tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến sự an toàn của những người trong nhà.
phong thủy, xây nhà, xây nhà theo phong thủy, thiết kế phong thủy, xây dựng
Chọn vị trí xây nhà hợp lí là điều dược rất nhiều người chú ý trước khi động thổ.
Kiêng xây nhà trên mảnh đất hình tam giác
Theo phong thủy, không nên xây nhà trên mảnh đất hình tam giác (nơi hai con đường gặp nhau) vì vị trí này dễ khiến người trong nhà không yên ổn, xảy ra nhiều tranh chấp và dễ gây hỏa hoạn. Hơn nữa, xây nhà trên mảnh đất hình tam giác không kinh tế vì lãng phí nhiều đất và gây khó khăn trong việc thiết kế các phòng.
Kiêng xây nhà ở chân núi và đầu hẻm núi
Không nên chọn vị trí dưới núi đá, nơi chân núi nối liền với mặt đất, hay giữa hai đầu hẻm núi làm địa điểm xây nhà vì nguy cơ núi lở hoặc nước lũ là rất lớn. Những nơi này phong cảnh khá đẹp, nhưng do hai ngọn núi hình thành hẻm núi hình dẻ quạt, qua nhiều năm mưa gió, đáy sông lắng đọng nhiều cát, khu vực nền móng yếu và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, ngập lụt cao.
Kiêng trồng cây to trước cửa nhà
Cổ nhân nói trước cửa có cây to hay cột điện là điềm dữ vì cây cổ thụ gây khó khăn trong việc đi lại, chắn khí dương vào nhà, để âm khí tích tụ khó thoát ra. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng sự che chắn của cành lá, dễ quan sá và trèo vào nhà, gây phiền toái cho gia đình.
Không nên xây nhà quá cao
Nhà quá cao bốn bề không được che chắn, thiếu kín đáo, tạo tâm lý bất ổn cho người trong nhà đồng thời tạo sự cách biệt với xung quanh. Kiểu nhà này cũng không có điều kiện được che nắng, dương thịnh âm yếu, âm dương không điều hòa cũng ảnh hưởng đến sức khỏe những người trong gia đình.
Tường bao quanh nhà không xây quá cao
Tường bao quanh nhà xây quá cao không những làm hỏng bố cục nhà mà còn khiến cho người trong nhà có cảm giác như bị nhốt, sẽ dẫn đến nghèo túng. Việc xây tường cao để chống trộm cắp nhưng nếu xây cao quá sẽ che tầm nhìn từ bên trong nhà và tạo cơ hội cho kẻ trộm “làm ăn”.
Về thẩm mỹ, tường xây quá cao còn che mất cửa sổ, mái nhà và nóc nhà, tạo cảm giác bức bách, khó khăn trong việc lấy ánh sáng và thông gió. Vì vậy, khi xây nhà, không nên để tường bao quanh nhà cao quá 1,5m và cách nhà khoảng 50cm trở lên.
Không xây nhà gần đền chùa
Nên kiêng xây nhà ở những khu vực đền chùa vì linh khí sẽ bị chùa hút hết, không có lợi cho con người. Trong thực tế, gần đền chùa có nhiều người đến cúng bái, thắp hương, bầu không khí bị ô nhiễm, không có lợi cho sức khỏe. Chính vì thế, khi chọn vị trí xây nhà ở, nên tránh xa khu vực đền chùa, miếu…

Tránh bố trí cầu thang chạy thẳng ra cửa

Ngày nay, trong xu hướng đô thị hóa và để tiết kiệm đất, nhà cao tầng phát triển ngày càng nhiều. Nó không chỉ dừng lại ở thành phố, thị xã mà lan dần đến các khu vực nông thôn, thậm chí cả vùng núi. Trong nhà cao tầng, cầu thang chiếm vị trí khá quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày. Cầu thang cũng được coi là quan trọng trong môn phong thủy.
Quan niệm của phong thủy cho rằng làm cầu thang uốn hình cánh cung là tốt hơn cả vì như vậy sẽ giúp cho khí lưu chuyển dễ dàng.
Nếu cửa có vai trò dẫn khí giữa các phòng thì cầu thang là nơi dẫn khí từ tầng này lên tầng kia, vì vậy nó phải rộng rãi, sáng sủa và không tù túng vì trần thấp. Nếu nó tối tăm và thấp, vượng khí sẽ bị chặn lại. Trong trường hợp này nhà phong thủy khuyên người ta treo một tấm gương lên trần và tăng cường chiếu sáng để làm tăng nguồn khí.
Nhà phong thủy cũng khuyên người ta tránh làm bậc thang trống dưới nền bậc vì kiểu này khí sẽ bị “thoát”, không dẫn lên tầng trên được. Nếu đã trót làm bậc thang kiểu này thì cách chữa tốt nhất là thiết trí cây cảnh trong chậu đặt dưới bậc thang để giúp khí lưu chuyển được từ dưới đất lên tới đầu cầu thang.
Xét thấy cầu thang bậc trống chỉ nên làm ở ngoài trời hoặc sân trời, còn làm trong nhà có nhiều bất tiện, ít nhất là bụi bặm lọt qua các khoảng trống này rơi xuống đầu người đi phía dưới hoặc làm nhà bẩn. Còn việc đặt chậu cây cảnh phía dưới, ngoài việc trang trí còn có tác dụng làm bớt bụi.
Trường hợp bậc thang quá dốc lại dựng quá cận vào một vách tường (không có chiếu nghỉ ở đầu dốc cầu thang) khí cũng bị chặn lưu chuyển không tốt. Trong trường hợp này nên treo một tấm gương trên tường để tượng trưng cho khoảng không gian được mở rộng ra, giúp khí lưu chuyển dễ dàng.
Khi thiết kế cũng tránh bố trí cầu thang chạy xộc thẳng xuống cửa ra vào chính. Theo quan niệm phong thủy, điều đó làm cho khí và tiền của tuôn chảy mất. Trong trường hợp này, nhà phong thủy thường khuyên người ta treo một khánh nhạc hay một quả thủy tinh cầu ở giữa bậc thang cuối và lối vào để làm nhẹ bớt dòng khí lưu chuyển.
Phong thủy còn quan niệm rằng, nếu đặt cầu thang ở gần trung tâm căn nhà có thể làm cho gia chủ mắc bệnh về tim và có vấn để trở ngại với thuốc men trong vòng 3 năm. Còn về hình dáng, quan niệm của phong thủy cho rằng làm cầu thang uốn hình cánh cung là tốt hơn cả vì như vậy sẽ giúp cho khí lưu chuyển dễ dàng. Nhưng nếu cầu thang xoáy trôn ốc thì lại không tốt, thậm chí là nguy hiểm vì khi nhìn xuyên xuống trông giống như cái mở nút chai làm chết người. Mặt khác, cầu thang xoắn ốc lại thường phải làm hở bậc như vậy còn làm vượng khí thoát mất, giống như những lỗ hổng trong nhà, đều là điều không tốt.
Trong trường hợp này, nhà phong thủy khuyên gia chủ gói cây nho hay vật có màu xanh đặt trên thang vịn rồi thiết trí đèn sáng trên trần chiếu xuống cầu thang từ đầu đến cuối để dẫn khí lưu chuyển.

Xét thấy, cầu thang xoắn ốc thường dốc, lại không có chiếu nghỉ, nếu lại leo một mạch 2-3 tầng sẽ rất mệt, điều này càng nguy hiểm đối với trẻ em, người già và người bị bệnh tim mạch. Còn nói cầu thang đặt gần trung tâm dễ gây bệnh tim mạch là khó cơ sở trong khi vị trí này thường là thuận tiện cho việc bố trí cầu thang vì tiết kiệm được các khoảng hành lang dẫn đến các phòng.

Cách bố trí hướng cửa sổ để cân bằng âm dương

Phong thủy khuyên người ta hạn chế mở cửa sổ hướng Tây thực tế là để tránh ánh nắng xiên khoai gay gắt vào buổi chiều. Hoặc cho rằng đầu trên của cửa sổ phải cao hơn đầu người cao nhất trong nhà là để phát huy hết tác dụng của cửa sổ.
Thông thường, người phương Tây chú trọng vào kiến trúc và cửa một cách biệt lập; còn người phương Đông lại thường chú trọng kiến trúc với hoàn cảnh. Vì vậy việc mở cửa sổ (và cửa nói chung) không chỉ để thông khí và ánh sáng mà còn có ý nghĩa mở rộng tầm mắt của gia chủ tới cảnh vật thiên nhiên bên ngoài. Nếu cửa sổ mở thấp hơn đầu người sẽ làm cho người trong nhà không quan sát được phong cảnh bên ngoài…
Lại nói về hướng cửa, phong thủy còn có quan niệm nếu cửa sổ (kể cả cửa đi) hướng về phía Nam thì tốt nhất nên có mái hiên vẩy ra để “chấn dương”, nếu không người trong nhà sẽ sinh ra cái cọ. Xét thấy nếu có mái hiên vẩy (hoặc ô văng) là để che chắn bớt mưa và nắng đỡ xiên chéo, tạt vào cửa, chả cứ cửa sổ phía Nam mới phải có. Còn nếu cho rằng vì không có mái vẩy mà sinh ra cãi cọ thì thật khó giải thích.
Phong thủy lại có một quan niệm nữa cho rằng đối với nhà một tầng thì không nên mở cửa sổ trời ở góc Tây - Nam hoặc Đông - Bắc của phòng; cửa sổ không nên mở nhiều quá như vậy, dương khí sẽ quá thịnh, không được tiếp thu hết và bất cứ một sự mất cân bằng âm dương nào cũng đều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự nghiệp của con người.
Thực ra, cửa mở càng nhiều càng tạo không khí và đón được nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, đối với khí hậu vùng nhiệt đới, mở quá nhiều cửa lại có mặt trái của nó là về mùa hè sẽ làm tăng nhiệt độ trong phòng. Vả lại, người Á đông thường ưa kín đáo, nhất là đối với phòng ngủ cần yên tĩnh. Do đó, nếu mở quá nhiều cửa, nhất là ở tầng một sẽ không tránh khỏi những con mắt soi mói, người bên ngoài sẽ “nhòm ngó” vào nhà, tạo cảm giác luôn có người rình rập làm tâm thần bất an.
Mở quá nhiều cửa sổ ở phòng ngủ ngoài việc phá vỡ tính cách ưa kín đáo của người Á đông còn làm cho giấc ngủ không ngon vì ánh sáng quá mạnh kích thích thị giác gây khó ngủ và khủ không sâu.
Vấn đề này chúng tôi sẽ có dịp đề cập sâu hơn khi trình bày về việc bố trí nội thất, đặc biệt là phòng ngủ theo quan niệm của phong thủy. Còn phong thủy khuyên không nên mở cửa sổ góc Tây - Nam hoặc Đông - Bắc vì thực chất những góc này không phải là hướng gió chính trong mùa hè, nên ít có tác dụng đón gió, thông khí mùa nóng. Ngược lại, hướng Đông - Bắc còn trùng với hướng gió lạnh mùa đông, không có lợi.
Tuy nhiên, nếu trong thực tế không thể mở về hướng khác được thì việc mở cửa sổ ở hai hướng trên cùng vẫn có tác dụng thông khí.
Phong thủy còn có một quan niệm kỳ cục nữa cho rằng, nếu mở cửa sổ về hướng Bắc sẽ dẫn đến phụ nữ có kinh nguyệt không đều (!). Xét thấy trong thực tế, nhà cửa ở vùng nhiệt đới như nước ta (và cả Trung Quốc là cái nôi của phong thủy) phần lớn đều quay hướng Nam. Do đó việc mở cửa sổ phía sau (hướng Bắc) để thông khí là phổ biến. Vậy chẳng lẽ tất cả phụ nữ đều rơi vào tình trạng nêu trên sao? Tuy nhiên có một thực tại là cửa mở hướng Bắc ánh dương sẽ ít, khí âm nhiều, nhiệt độ thấp, nên sống lâu dài ở đó tất cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ.

Những vị trí tuyệt đối không được phép xây nhà

Lấy vợ dựng nhà là chuyện lớn nhất trong cuộc đời. Dựng nhà ở vị trí đẹp thì ai cũng muốn, nhưng không phải ai cũng biết. Dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia phong thủy giúp bạn tránh được vị trí xấu khi dựng nhà.
Không nên xây nhà ở giữa hoặc gần đường cái
Theo thuyết phong thủy, không nên xây nhà ở cuối đường vì ở địa phận này, khả năng xảy ra trộm cắp là khá lớn. Xây nhà ở cuối ngõ cũng không nên vì địa điểm này không thuận tiện, khi xảy ra sự cố không có lối thoát, rất phiền phức và nguy hiểm.
Theo cổ nhân, xây nhà ở ngã tư đường sẽ gặp họa sát thương. Hiện nay, nhiều người vẫn tin vào quan niệm này vì nhà ở vị trí này không an toàn, dễ gặp tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến sự an toàn của những người trong nhà.
Kiêng xây nhà trên mảnh đất hình tam giác
Theo phong thủy, không nên xây nhà trên mảnh đất hình tam giác (nơi hai con đường gặp nhau) vì vị trí này dễ khiến người trong nhà không yên ổn, xảy ra nhiều tranh chấp và dễ gây hỏa hoạn. Hơn nữa, xây nhà trên mảnh đất hình tam giác không kinh tế vì lãng phí nhiều đất và gây khó khăn trong việc thiết kế các phòng.
Hình ảnh Những vị trí tuyệt đối không được phép xây nhà số 1
hình minh họa
Kiêng xây nhà ở chân núi và đầu hẻm núi
Không nên chọn vị trí dưới núi đá, nơi chân núi nối liền với mặt đất, hay giữa hai đầu hẻm núi làm địa điểm xây nhà vì nguy cơ núi lở hoặc nước lũ là rất lớn. Những nơi này phong cảnh khá đẹp, nhưng do hai ngọn núi hình thành hẻm núi hình dẻ quạt, qua nhiều năm mưa gió, đáy sông lắng đọng nhiều cát, khu vực nền móng yếu và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, ngập lụt cao.
Kiêng trồng cây to trước cửa nhà
Cổ nhân nói trước cửa có cây to hay cột điện là điềm dữ vì cây cổ thụ gây khó khăn trong việc đi lại, chắn khí dương vào nhà, để âm khí tích tụ khó thoát ra. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng sự che chắn của cành lá, dễ quan sá và trèo vào nhà, gây phiền toái cho gia đình.
Không nên xây nhà quá cao
Nhà quá cao bốn bề không được che chắn, thiếu kín đáo, tạo tâm lý bất ổn cho người trong nhà đồng thời tạo sự cách biệt với xung quanh. Kiểu nhà này cũng không có điều kiện được che nắng, dương thịnh âm yếu, âm dương không điều hòa cũng ảnh hưởng đến sức khỏe những người trong gia đình.
Tường bao quanh nhà không xây quá cao
Tường bao quanh nhà xây quá cao không những làm hỏng bố cục nhà mà còn khiến cho người trong nhà có cảm giác như bị nhốt, sẽ dẫn đến nghèo túng. Việc xây tường cao để chống trộm cắp nhưng nếu xây cao quá sẽ che tầm nhìn từ bên trong nhà và tạo cơ hội cho kẻ trộm “làm ăn”.
Về thẩm mỹ, tường xây quá cao còn che mất cửa sổ, mái nhà và nóc nhà, tạo cảm giác bức bách, khó khăn trong việc lấy ánh sáng và thông gió. Vì vậy, khi xây nhà, không nên để tường bao quanh nhà cao quá 1,5m và cách nhà khoảng 50cm trở lên.
Không xây nhà gần đền chùa
Nên kiêng xây nhà ở những khu vực đền chùa vì linh khí sẽ bị chùa hút hết, không có lợi cho con người. Trong thực tế, gần đền chùa có nhiều người đến cúng bái, thắp hương, bầu không khí bị ô nhiễm, không có lợi cho sức khỏe. Chính vì thế, khi chọn vị trí xây nhà ở, nên tránh xa khu vực đền chùa, miếu…
Quỳnh Hoa

Những lưu ý và cấm kỵ khi làm nhà

Theo quan niệm phong thủy, trước khi quyết định xây nhà, gia chủ cần cân nhắc tuổi của mình. Không nên phạm vào các năm: Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai…

Các tuổi Kim Lâu: đặc biệt cấm kỵ, không được phạm
Các tuổi Hoang Ốc: nếu chỉ phạm riêng năm Hoang Ốc cũng có thể làm được
Các năm Tam Tai: nếu chỉ phạm riêng năm Tam Tai cũng có thể làm được

Chú ý:

- Tuổi Kim Lâu đặc biệt cấm kỵ không nên phạm.
- Nếu chỉ phạm 1 trong các tuổi Hoang Ốc hoặc Tam Tai thì cũng có thể làm được.
- Nếu phạm 2 trong 3 yếu tố trên thì không nên làm.
- Nếu bất đắc dĩ phải làm thì nên dùng các biện pháp thay thế: mượn tuổi,...
Tuổi theo ngũ hành, quái số, cung phi là những thông số giúp ta định vị được bản thân mình trong không gian vũ trụ và cũng giúp ta lựa chọn được vị trí tối ưu trong cuộc sống thường ngày.
Cụ thể: người mệnh Kim có tính cách, đặc điểm khác người mang mệnh Mộc. Mỗi người lại có con số huyền bí gọi là “Quái số”. Từ con số này có thể kiểm nghiệm và ứng dụng không gian sống của mình một cách có lợi nhất. Cung phi biểu thị cho tính cách.
Theo phong thủy có 2 nhóm hướng chính: Đông và Tây
- Đông gồm các hướng: chính Đông, chính Nam, chính Bắc và Đông Nam
- Tây gồm các hướng: chính Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc.
Người tuổi Thân, Tý, Thìn không nên làm nhà ở phía Nam hướng ra phía Bắc.
Người tuổi Tỵ, Dậu, Sửu không nên làm nhà ở phía Đông hướng ra phía Tây.
Người tuổi Dậu, Ngọ, Tuất không hợp với nhà phía Bắc hướng ra phía Nam.
Người tuổi Hợi, Mão, Mùi không hợp với nhà ở phía Tây.

5 lưu ý phong thủy tránh 'rơi lọt tiền tài'

Một số thói quen xấu và cách bố trí nhà cửa không hợp lý có thể khiến quá trình tích lũy tiền và của cải gặp nhiều trở ngại hơn.

Nhiều người cảm thấy thật khó khăn trong việc tiết kiệm tiền của. Một phần nguyên nhân có liên quan trực tiếp đến cách quản lý tài chính của mỗi cá nhân. Nhưng, dưới góc độ phong thủy, một số thói quen xấu và cách bố trí nhà cửa không hợp lý cũng có thể khiến quá trình tích lũy tiền và của cải gặp nhiều trở ngại hơn.
Nhà đẹp xin chỉ ra 6 lưu ý có ảnh hưởng rất lớn sự giàu có của bạn như sau:
Thứ 1: Nước luôn luôn chảy trong nhà
phong thủy, nhà đẹp, tiền tài, tiết kiệm, giàu có
Nước chảy đồng nghĩa với tiền bạc, của cải đang ra đi.
Trong sinh hoạt hàng ngày, có khá nhiều người thích để nước chảy xối xả khi đánh răng, rửa mặt, rửa bát, rửa rau, giặt quần áo... Tuy nhiên, cách này rất lạc hậu. Thực tế, tăng thêm thu nhập và giảm chi tiêu là cách phổ biến nhất để tích lũy sự giàu có, và việc giảm chi tiêu có thể áp dụng ở mọi nơi.
Tại sao người lớn tuổi không thích để nước chảy tự do trong nhà? Bởi vì theo phong thủy, nước kiểm soát sự giàu có. Vì thế, bạn không nên lãng phí nước mà hãy đóng vòi nước lại khi đã có đủ nước để dùng nhằm tiết kiệm tiền.
Thứ 2: "Vứt" tiền lung tung
phong thủy, nhà đẹp, tiền tài, tiết kiệm, giàu có
Tài sản có giá trị, nhất là tiền cần được quản lý chặt chẽ.
Không phải ai cũng là người có tổ chức, ngăn nắp và sạch sẽ nên việc vứt đồ đạc lung tung là điều khó tránh khỏi. Thói quen này cực kỳ không tốt và dễ dàng hình thành tác động tiêu cực đến sự giàu có của bạn.
Thậm chí, có người còn thả ví tiền thẳng vào máy giặt quần áo mà không hề hay biết. Hành động này có nghĩa bạn đã đánh mất sự may mắn về tài lộc của bản thân nhanh hơn và nhiều hơn. Tốt nhất, bạn nên thật sự chú ý đến điều này.
Tục ngữ có câu "Kiến tha lâu sẽ có ngày đầy tổ" muốn nói rằng sự giàu có cần phải tích lũy một cách từ từ. Hãy để một con lợn đất ở nơi thuận tiện để các thành viên trong gia đình bỏ tiền lẻ vào đấy, thể hiện sự tích lũy hàng ngày và cuộc sống sẽ cởi mở hơn.
Thứ 3: Chưa quan tâm đầy đủ tới phong thủy phòng bếp
phong thủy, nhà đẹp, tiền tài, tiết kiệm, giàu có
Chú ý kiểm tra và bổ sung kịp thời để đảm bảo luôn luôn có đồ ăn trong nhà.
Trong phong thủy, phòng bếp được đánh giá là "cái kho của". Rất nhiều người, đặc biệt là người trẻ tuổi thích ăn uống bên ngoài, họ thường phớt lờ phong thủy phòng bếp.
Bạn nên thiết kế bếp nằm ở phía sau ngôi nhà và nên tích trữ một ít đồ ăn trong tủ lạnh cũng như những nơi khác trong bếp để giữ gìn tài sản. Ngay cả khi bạn là người ít nấu ăn tại nhà, bạn vẫn cần dự trữ đồ ăn. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu của bạn lúc khẩn cấp mà còn nâng cao sự dồi dào, thịnh vượng cho căn bếp.
Thứ 4: Màu sắc trang trí phòng khách ảnh hưởng đến sự giàu có
phong thủy, nhà đẹp, tiền tài, tiết kiệm, giàu có
Tránh sử dụng quá nhiều màu đỏ trong phòng khách vì nó sẽ làm giảm vận may tài lộc
Nhìn chung, phòng khách có vị trí quan trọng trong phong thủy của ngôi nhà. Từ quan điểm của 5 yếu tố sắc màu phong thủy, nếu bạn sử dụng màu đỏ rực rỡ để trong trí phòng khách thì nó có thể ảnh hưởng xấu đến sự giàu có của bạn. Bạn nên sử dụng những sản phẩm kim loại để tăng cường vận may tài lộc. Bởi vì đất dưỡng kim nên bạn cũng có thể thêm yếu tố đất để trang trí phòng khách, chẳng hạn như sàn nhà gạch men, đồ gia dụng và đường nét màu vàng... giúp hình thành một không gian may mắn.
Thứ 5: Chú ý cách bố trí đồ dùng để tạo ra sự giàu có
phong thủy, nhà đẹp, tiền tài, tiết kiệm, giàu có
Dòng chảy của nước phải luôn hướng về ngôi nhà mới có thể gia tăng sự giàu có, thịnh vượng.
Nếu gia đình bạn sử dụng các tính năng nước phong thủy như đài phun nước, thác nước... để mời gọi tài lộc, sự giàu có, bạn phải giữ cho dòng nước chảy hướng thẳng về ngôi nhà. Nếu không, bạn có thể bị mất tiền, hoặc thậm chí phá sản.
Theo Eva