Labels

Kiêng kỵ trong việc thiết kế tủ bếp gia đình

Bếp là không gian chung cho cả gia đình, là nơi giữa lửa cũng như gữ gìn hạnh phúc gia đình. Do đó khi thiết kế tủ bếp cũng cần tránh và kiêng kỵ rất nhiều điều, trong đó có 4 vấn đề chính như sau:
Điều kiêng kị thứ nhất
Miệng bếp cần tránh hướng vào cửa khu vệ sinh, vốn là nơi chứa nhiều uế khí.
Điều kiêng kị thứ hai
Hỏa kỵ với Thủy do đó bếp nấu không được đặt quá gần khu vệ sinh hoặc khu chứa nước. Bạn nên thiết kế một bàn bếp rộng để ngăn cách giữa bồn rửa và bếp nấu.
4 điều kiêng kỵ trong việc thiết kế tủ bếp gia đình
Điều kiêng kị thứ ba
Không nên để khí thải từ bếp như khói, mùi, hơi dầu mỡ truyền sang các phong khác trong nhà. Hãy bố trí vách ngăn hoặc bình phong nếu như bếp của bạn nằm ở đầu hướng gió để làm chuyển hướng luồng khí thổi từ bếp.
Điều kiêng kị thứ tư
Trong thiết kế chung của toàn bộ ngôi nhà, cần chú ý tránh mở cửa chính ra là nhìn thấy ngay miệng bếp. Theo phong thủy xưa, việc này sẽ khiến cho “tài phú đa hao”.
Bạn cũng có thể dùng mành rèm, bình phong hay tủ để ngăn trước bếp với mục đích làm giảm luồng khí vận động từ cửa vào bếp trong trường hợp bất khả kháng.
Thật ra những điều kiêng kỵ kể trên không phải là không có lý do. Ví dụ như nếu xét trên khía cạnh khoa học hiện đại thì việc để cửa chính thông thẳng vào bếp hay để luồng khí thải từ bếp lan sang các phòng khác là điều hoàn toàn không nên.  Nguyên nhân là bởi khí thải từ bếp luôn mang theo nhiều chất độc hại và những nguy cơ tiềm ẩn, có thể gây ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe con người.
Một ngôi nhà cần phải được đảm bảo thông thoáng, luôn có khí tươi luân chuyển trong nhà.
Vài mẹo chọn tủ bếp hay
- Bạn nên chọn tủ bếp loại có module có thể ráp dài, ngắn để điều chỉnh một cách linh động khi lắp ráp.
- Tùy thuộc vào chiều cao của trần nhà bếp của bạn mà chọn loại thấp hay cao. Thấp thì khoảng 2m. Cao thì khoảng 2,5m.
- Bạn nên xác định trước vị trí để tủ, kệ trước khi đi mua để chọn loại hình chữ U, chữ L hay dọc tường.
- Nên lựa chọn màu sắc tủ bếp phù hợp màu tường nhà bếp, thông thường có 2 cách chọn phù hợp nhất: cùng tông màu hoặc màu tương phản.
- Tùy thuộc vào khí hậu mà chọn chất liệu tủ bếp. Ví dụ như  nóng hoặc rất ẩm ướt thì không nên dùng chất liệu gỗ hay ván nhân tạo vì dễ bị cong mối.
- Tùy thuộc vào các công cụ thiết bị nấu bếp tại nhà mà chọn tủ bếp có các phần hỗ trợ hoặc thiết kế phù hợp.
Bên cạnh những cách kể trên, bạn cần lưu ý về công năng cất giữ bảo quản đồ đạc. Phía trong các tủ bếp có những ngăn kéo được thiết kế với hệ thống ray trượt rất tốt. Mỗi ngăn kéo âm có thể chứa tới 50kg mà vẫn có thể kéo ra kéo vào rất nhẹ nhàng. Ngoài ra lưu ý các cánh cửa cần phải được đóng kín và khít với tủ để hạn chế chuột, gián.

'Chữa' phong thủy xấu cho nhà gần đường tàu

Một ngôi nhà nằm gần đường tàu sẽ khiến gia chủ và các thành viên cảm thấy áp...
Hỏi: Nhà tôi nằm ở vị trí gần đường tàu, gần như là sát đường tàu và tôi luôn quan niệm rằng vị trí này có phong thủy xấu. Tôi có thể vận dung giải pháp nào để cải thiện phong thủy cho ngôi nhà mà không phải chuyển đi hay không?
Rất mong chuyên mục giải đáp cho tôi. Tôi xin cảm ơn!
(Nguyễn H. Trâm, Khâm Thiên, Hà Nội)
'Chữa' phong thủy xấu cho nhà gần đường tàu - 1
Trả lời:
Cảm ơn chị Trâm đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục.
Phong thủy của một ngôi nhà được xác định bởi rất nhiều yếu tốt, gồm cả yếu tố bên ngoài và bên trong. Nhiều bậc thầy phong thủy đã khẳng định rằng nếu phong thủy bên ngoài của một ngôi nhà bị chi phối bởi năng lượng tiêu cực thì không có cách gì để cải thiện phong thủy bên trong nó.
Câu hỏi của chị Trâm cho thấy chị đang rất lo lắng ngôi nhà của mình có phong thủy xấu bởi vì vị trí của nó ở gần đường tàu. Tuy nhiên, câu hỏi của chị còn thiếu rất nhiều thông tin cần thiết để đưa ra câu trả lời thỏa đáng, chẳng hạn như: Ngôi nhà gần với đường tàu như thế nào? Khoảng cách chính xác giữa ngôi nhà và đường tàu là bao nhiêu? Gần ngôi nhà có cây to hoặc công trình nước tự nhiên nào không?...
Nói chung, nếu một ngôi nhà nằm gần đường tàu, phong thủy của nó được đánh giá là đầy thức thức. Nguyên nhân là do sự chuyển động mạnh mẽ liên tục cũng như âm thanh quá ồn ào của những chuyến tàu qua lại.
Vậy, chị có thể làm gì để cải thiện tình huống này? Đầu tiên, chị cần hiểu thấu đáo rằng một mình sức mạnh phong thủy không thể giải quyết mọi vấn đề. Bản thân chuông gió, gương, đá quý hay tượng Phật không thể giúp đỡ con người hoàn toàn khi hoàn cảnh đòi hỏi phải có những hành động kiên quyết, mạnh mẽ. Phong thủy là điều khiển năng lượng một cách tinh tế và để làm cho năng lượng phát huy hiệu quả cần có sự chuẩn bị kỹ càng.
Ví dụ, nếu mức độ tiếng ồn là quá lớn, việc nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, êm đềm không hề có ích mà chỉ khiến đầu óc phải hoạt động nhiều hơn. Chị phải tìm đến những giải pháp thực tế hơn để đối phó với mức độ tiếng ồn đang phải chịu đựng.
'Chữa' phong thủy xấu cho nhà gần đường tàu - 2
Nhà đẹp xin đưa ra một số lời khuyên hữu ích sau đây để chị và gia đình có thể tham khảo và áp dụng, giúp cải thiện phong thủy của ngôi nhà tốt đẹp hơn:
1. Cách âm cho ngôi nhà: Tìm kiếm những cách thực tế để làm giảm mức độ tiếng ồn, đặc biệt nếu sống quá gần đường tàu nhộn nhịp.
2. Tạo ra khoảng cách giữa ngôi nhà và đường tàu: Cảnh quan rất có ích trong trường hợp này. Một hàng cây xanh liên tiếp, dày đặc sẽ không chỉ tạo ra hàng rào bảo vệ cho ngôi nhà mà còn hấp thụ tiếng ồn.
3. Tìm cách đánh lạc hướng, ngăn chặn hoặc làm tiêu tan năng lượng mạnh mẽ tiến thẳng vào ngôi nhà: Gương bát quái là lựa chọn tốt trong trường hợp này, hoặc bất kỳ đồ vật có khả năng phản chiếu tương tự đặt trong vườn, trên cửa sổ... đối diện với đường tàu.
4. Kiểm soát từ trường điện: Nếu gần ngôi nhà có đường điện, đường điện cao thể chạy qua thì cần phải hiểu rõ vấn đề ô nhiễm từ trường điện và cần có biện pháp bảo vệ cũng như nâng cao sức khỏe cho mọi người trong gia đình.
5. Đảm bảo bố trí các phòng ngủ ở vị trí càng xa đường tàu càng tốt.
6. Tập trung vào việc tạo ra phong thủy tuyệt vời trong nhà để chống lại những thách thức phong thủy đến từ bên ngoài.
Ngoài ra, chị vẫn nên để mở cơ hội chuyển đến một ngôi nhà mới trong khi cải thiện hoàn cảnh phong thủy của ngôi nhà hiện tại. Bởi lẽ, mục đích cuối cùng của con người luôn là có được cuộc sống  bình yên và hạnh phúc.

Những lưu ý phong thủy cho cửa sổ

Cửa sổ là đôi mắt của ngôi nhà, bài trí cửa sổ hợp phong thủy sẽ mang lại vượng khí, cũng như nguồn năng lượng tươi mới cho ngôi nhà.
1. Tránh đặt giường dưới cửa sổ
Không nên đặt giường ngay phía dưới cửa sổ, đặc biệt là đầu giường, vì cửa sổ là nơi có luồng khí và luồng ánh sáng mạnh nhất, có ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Nếu bắt buộc kê ở vị trí này, bạn hãy dùng rèm cửa dày để che bớt ánh sáng và nguồn khí lớn. Ban đêm, bạn nên đóng cửa kín lại để có giấc ngủ sâu và an lành.
a1a-1501-1397192632.jpg
Khung cảnh bên ngoài cửa sổ đẹp sẽ đem tới cảm giác thư thái. Ảnh: Hdwallpapersfan.
2. Tránh xây cửa sổ và cửa ra vào đối diện nhau
Điều này sẽ khiến vận may, tiền tài tiêu tan vì các nguồn năng lượng ngũ hành từ cửa ra vào bị hút ra ngoài bằng cửa sổ theo một đường thẳng. Để khắc phục điểm này, có thể treo một tấm rèm (ở phòng ngủ) hoặc đặt một chậu cây cảnh (ở phòng khách hoặc văn phòng) để vượng khí được lưu lại trong căn phòng.
3. Xây cửa sổ hướng ra tầm nhìn đẹp
Việc xây dựng cửa sổ hướng ra con sông, bờ hồ, đồng cỏ, hàng cây… sẽ mang lại nhiều lợi ích cho những người sống trong nhà. Hướng nhìn đẹp từ cửa sổ có thể mang đến cho bạn cảm giác thư thái, thoải mái sau những giây phút làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Đặt cửa sổ ở hướng đông được coi là mang lại nguồn năng lượng dương dồi dào, thu hút sự may mắn cho ngôi nhà.
4. Giữ cửa sổ luôn sạch sẽ
Cửa sổ được xem là đôi mắt của ngôi nhà, là cách mà những người trong nhà nhìn ra thế giới bên ngoài. Cửa sổ sạch sẽ còn tạo cảm giác khỏe mạnh cho gia chủ và tạo vẻ đẹp cho toàn ngôi nhà. Hãy thường xuyên lau chùi cũng như thay mới những bản lề bị gỉ sét hay cửa kính nứt vỡ để tạo nét khỏe khoắn cho ngôi nhà.
Nếu nhà bạn có cây to gần cửa sổ, hãy thường xuyên cắt tỉa để cây không che khuất ánh sáng và nguồn lợi khí đi vào phòng qua cửa sổ. Nếu là một chậu cây cảnh đặt trong phòng khách, bạn cũng nên làm tương tự để cây không ngăn mất tầm nhìn phát triển cho gia chủ.
5. Cân bằng ánh sáng
Ánh sáng tự nhiên là điều rất cần trong mọi ngôi nhà, tuy nhiên, nếu ánh sáng quá nhiều (dư thừa năng lượng dương) sẽ khiến cho căn phòng mất cân bằng năng lượng. Điều này tạo nên sự căng thẳng cho các thành viên trong gia đình, thậm chí còn mang đến tâm lý cáu gắt, tức giận. Cách tốt nhất là nên tạo sự hài hòa trong ánh sáng tự nhiên bằng những biện pháp như đóng cửa sổ, treo rèm vào buổi trưa, để chỉ lấy lượng ánh sáng dịu mắt.

5 sai lầm khi bố trí nội thất nhà nhỏ

Bạn đừng biến căn nhà nhỏ xinh xắn trở thành kho chứa các món đồ lưu niệm hay bị choán hết chỗ bởi chiếc sofa quá lớn.
Sống trong nhà diện tích hẹp sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền do không phải mua quá nhiều. Tuy nhiên, bạn phải lên kế hoạch kỹ lưỡng về việc lựa chọn màu sắc, tỷ lệ bàn ghế, vị trí sắp đặt đồ đạc để tránh căn nhà biến thành thảm họa.

1. Chất quá nhiều đồ đạc linh tinh trong nhà


Sai: Bạn yêu thích các món đồ trang trí, thích lưu giữ những bức ảnh kỷ niệm... nhưng bạn nên cân nhắc, đừng trưng bày quá nhiều.

Đúng: Bạn nên chọn lọc các đồ đạc trang trí, sắp đặt các góc trọng tâm.

2. Chọn sai màu cho trần, tường, sàn nhà và đồ nội thất


Sai: Nhiều chủ nhà cá tính thích chọn các màu sơn ấn tượng cho nhà mình. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ nếu phòng quá nhỏ.

Đúng: Sơn tường, đồ nội thất sáng màu luôn tạo ra cảm giác không gian rộng rãi hơn.

3. Chọn tất cả đồ đạc, sơn tường đều màu trắng


Sai: Dù màu trắng sẽ khiến nhà bạn trở nên thoáng đãng nhưng lại khiến không gian trở nên lạnh lẽo.

Đúng: Màu sắc sẽ đem tới sự ấm cúng cho căn phòng. Bạn nên lưu ý chọn màu cùng tông hoặc theo các cặp màu tương đồng.

4. Đồ đạc cồng kềnh không cần thiết


Sai: Bạn thích tụ tập bạn bè vào cuối tuần nên muốn có bộ salon thật hoành tráng. Nhưng nó lại khiến bạn cảm thấy bí bức trong suốt cả năm.

Đúng: Bạn nên chọn bộ sofa vừa phải với những chiếc ghế phụ xinh xắn.

5. Rèm cửa nặng nề, treo thấp


Sai: Rèm cửa màu tối, chất liệu quá dày, không được treo sát trần nhà khiến cửa sổ tối tăm và nặng nề.

Đúng: Bạn nên chọn rèm làm từ vải mềm, vừa đủ che ánh nắng. Ngoài ra, bạn nên treo rèm sát trần nhà.

Chọn vật liệu theo ngũ hành

Chuẩn bị hoàn thiện nhà và bắt đầu tìm kiếm vật liệu ốp lát, đóng tủ bếp… Vậy gia chủ mạng gì thì nên dùng vật liệu tương ứng với mạng đó cho hợp phong thuỷ. Chúng tôi giúp bạn nhé:
Thời điểm bắt đầu mùa mưa là lúc nhiều ngôi nhà đang xây dựng đi vào giai đoạn hoàn thiện. Nhiều gia chủ thắc mắc rằng không biết nên chọn vật liệu sao cho không những đẹp, bền mà còn hợp với nhà mình, bản thân mình về mặt phong thuỷ. Nếu hiểu thêm về đặc tính ngũ hành của vật liệu thì sẽ thuận lợi trong quá trình chọn lựa và bố trí nội thất phù hợp. Trong sử dụng vật liệu xây dựng nhà cửa, ngũ hành biểu hiện chủ yếu ở cách thức chọn lựa vật liệu và kỹ thuật tương ứng để khai thác hiệu quả các tính năng của vật liệu ấy. Thực tế không có ngôi nhà nào chỉ thuần tuý một hành mà luôn có sự phối hợp nhiều hành trong quá trình chế tác, tạo nên bề mặt và hoàn thiện. Có thể xem xét một số vật liệu cơ bản theo ngũ hành như sau:
- Gỗ, vải, mây tre: thuộc mộc, là vật liệu đặc tính mềm mại và gần gũi, phổ biến trước đây khi làm nhà, nhất là ở Việt Nam ta từ ngôi nhà tranh tre bình dân đến cung điện sang trọng. Gỗ được chuộng nhiều cho môi trường ở bởi cảm giác ấm áp, sang trọng và gần gũi thiên nhiên. Vật liệu thuộc mộc dùng nhiều ở các phòng có tính mộc như phòng ngủ, thư giãn, sinh hoạt gia đình. Vật liệu thuộc mộc sẽ hợp với gia chủ mạng mộc (bình hoà), hoả (tương sinh), khắc với người mạng thổ và vượng bởi người mạng thuỷ.
- Gạch, đá, gốm: những nơi cư trú đầu tiên của loài người là các hang đá, và nhóm vật liệu thuộc thổ này luôn đem lại cảm giác vững bền, ổn định, nguyên sơ. Đây cũng là vật liệu chủ yếu trong xây dựng hiện nay với nhiều khả năng biến đổi, phối ghép sinh động và dùng hầu hết trong các không gian nội ngoại thất bởi tính trung dung, dễ phối kết với các chất liệu khác. Vật liệu thuộc thổ sẽ hợp với gia chủ mạng thổ (bình hoà), kim (tương sinh), khắc với người mạng thuỷ và vượng bởi người mạng hoả.
- Thép và các kim loại khác: thuộc kim và gắn liền với các kỹ thuật hiện đại, đem lại tính năng động và mới mẻ. Các vật liệu màu trắng, sơn phủ ánh bạc và đồng cũng được xem là hành kim. Phòng làm việc, garage, mặt tiền công ty… là những không gian hợp với hành kim. Vật liệu thuộc hành kim sẽ hợp với gia chủ mạng kim (bình hoà), thuỷ (tương sinh), khắc với người mạng mộc và vượng bởi người mạng thổ. Thép và kính phối hợp nhau tạo nên bề mặt hiện đại và có tính lạnh vì là kim phối với thuỷ.
- Thuỷ tinh, kính các loại: đây là vật liệu vừa có đặc tính sáng bóng, sắc bén của hành kim, vừa có sự lung linh dẫn truyền ánh sáng của hành thuỷ. Với cát là nguyên liệu chính chế tạo và đặc tính mặt phẳng nên thuỷ tinh cũng thuộc hành thổ nữa. Không gian vệ sinh, giải trí, phòng trẻ em… có tính thuỷ cao. Vật liệu thuộc hành thuỷ sẽ hợp với gia chủ mạng thuỷ (bình hoà), mộc (tương sinh), khắc với người mạng hoả và vượng bởi người mạng kim.
- Đa số các vật liệu xây dựng (gạch, ximăng, sứ, kính…) đều qua quá trình gia nhiệt khi sản xuất, vì vậy không thể thiếu yếu tố hoả, nhất là vật liệu tổng hợp như nhựa, chất dẻo. Mặt khác, khả năng lưu nhiệt và giãn nở do nhiệt của bề mặt vật liệu cũng là thước đo tính hoả nhiều hay ít của vật liệu đó. Bề mặt vật liệu có màu đỏ, cam cũng được xem là hành hoả. ví dụ một bức tường sơn màu đỏ hay lan can sơn đỏ thì tính hoả là trên bề mặt, tính thổ hoặc kim nằm trong kết cấu, có tác động đến thị giác, tâm lý người sử dụng. Vật liệu thuộc hành hoả sẽ hợp với gia chủ mạng hoả (bình hoà), thổ (tương sinh), khắc với người mạng kim và vượng bởi người mạng mộc.
Như vậy, có thể thấy mỗi gia chủ với một tính chất theo ngũ hành của mình sẽ có rất nhiều khả năng phối kết, gia giảm các chủng loại vật liệu khác nhau, chứ không chỉ đơn điệu vài loại nào đó. Cụ thể người mạng thuỷ có thể dùng vật liệu thuộc nhóm kim, thuỷ và mộc là bộ ba tương sinh với thuỷ ở giữa. Còn hai hành tương khắc với thuỷ là thổ và hoả thì dùng hạn chế, nhấn nhá và phối hợp trong sự ảnh hưởng của ba hành tương sinh đã nêu.

Hướng của nhà chung cư

Ai cũng nghĩ cửa là nơi ra vào, đương nhiên sẽ là hướng cho căn hộ chung cư. Trên thực tiễn, cửa chung cư bít khí, trong khi mặt phòng khách có ban công mới là nơi đón được nhiều thiên khí, địa khí, là hướng tốt nhất cho căn nhà.

Việc xác định hướng cho nhà rất quan trọng, bởi xác định sai thì mọi tính toán, thiết kế theo phong thủy đều không chính xác, hoặc cho kết quả kém hơn.

Nhiều người cho rằng, hướng cửa ra vào mới là yếu tố xác định hướng, với lập luận con người chỉ sinh sống được khi đi qua cửa, ngôi nhà chỉ có thể ở, sinh hoạt khi có cửa ra vào, và cho rằng khí là quan hệ tương tác giữa con người với căn nhà. Đây là một đánh giá khá chủ quan, và chỉ nhìn nhận được một phần của khí - tức phần gió hay không khí mà con người có thể cảm nhận được.

Điều quan trọng hơn là thiên khí, và địa khí vốn khó có thể cảm nhận được, ít chịu tác động theo suy nghĩ chủ quan của con người, nhưng lại có thể dựa vào khoa học phong thủy và máy móc đo đạc được.

Hơn nữa, cửa ra vào của các chung cư hầu hết là hành lang kín, khó có thể đón khí được, kể cả gió tự nhiên, chưa nói đến thiên khí và địa khí.Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, nơi đón khí tốt nhất cho căn hộ chung cư là nơi đón được nhiều ánh sáng nhất. Trong thực tế chính là mặt phòng khách có ban công. Đo đạc bằng máy cảm ứng hay máy đo địa từ trường trong hầu hết trường hợp đều thấy phần ban công có trường khí cao hơn. Do đó, khi xác định hướng của căn hộ chung cư, cần ưu tiên phía ban công gần phòng khách làm hướng, và phần đối diện của căn hộ là tọa.

Cần chú ý khi dùng la bàn đo đạc trong căn hộ chung cư, cần dùng loại la bàn cao cấp có độ chính xác cao và nên kiểm tra chéo vài thiết bị khác nhau để cho kết quả đúng đắn. Bởi chung cư có nhiều kết cấu bê tông cốt thép, chống nhiễu tốt.